Ít nhất là với trải nghiệm cá nhân của mình khi đi phỏng vấn lúc còn trẻ (chục năm trước), và hiện tại khi phỏng vấn các bạn ứng viên mới. Kiểu gì thì cũng sẽ có một vài câu liên quan đến Giải thuật/Thuật Toán.
Thường thì:
– Kể tên vài thuật toán sắp xếp đã học
– Thuật toán sắp xếp nào cho kết quả nhanh nhất
– Để lưu dữ liệu thuận tiện cho truy xuất và tìm kiếm, người ta dùng kiểu dữ liệu gì cho tối ưu (trong pham vi môn học, nên dùng trả lời là mysql )
. . . . .
Các bạn đừng nghĩ môn này học lâu quá rồi nên không nhớ được, hỏi như đánh đố. Tuy nhiên, với một câu hỏi như vậy người ta “đọc vị” được rất nhiều thông tin từ ứng viên :
- Ở thời điểm các bạn học môn này, đây có thể xem là môn khá khó. Nhưng bạn còn nhớ chứng tỏ đầu tư nghiêm túc cho môn này, hoặc yêu thích lập trình nên tìm hiểu kỹ. Đây là điểm cộng rất lớn.
- Các bạn học kiểu tìm hiểu hay học vẹt để qua môn, nếu học vẹt để qua môn thì 95% các bạn quên sạch. Và kinh nghiệm những ai không trả lời được câu hỏi về giải thuật – thuật toán thường không trả lời nỗi các câu khác của mình.
- Các bạn đã dành nhiều hay ít thời gian đầu tư cho việc tìm hiểu về lập trình.
- . . . và bằng việc kết hợp với các câu hỏi phỏng vấn khác, người phỏng vấn có thể biết thêm nhiều thông tin khác nữa của bạn.
Dĩ nhiên, với những bạn học hệ cao đẳng và không học môn này hay trái ngành, người phỏng vấn sẽ không hỏi chủ đề này. Nhưng nếu bạn cầm tấm bằng đại học đi ứng tuyển hãy nắm vững các kiến thức cơ bản này càng nhiều càng tốt.